Văn
Miếu là nơi thờ cúng Khổng Tử cùng các môn đệ
và danh nho có công truyền bá đạo Thánh như Chu văn An, Trương
Hán Siêu vv. Văn Miếu được xây ở các tỉnh.
Ở
làng thì kiến trúc đơn giản hơn, gọi làVăn Từ
(có
lợp ngói) hoặcVăn Chỉ
: đắp một cái nền cao,
xây bàn thờ bằng gạch làm chỗ tế lễ lộ thiên. Bàn thờ
giữa dành cho những người đỗ Ðại khoa (Tiến-sĩ) hoặc
làm quan to từ tam, tứ phẩm trở lên ; bàn thờ bên hữu dành
cho những người đỗ Trung khoa (Cử-nhân) hoặc làm quan từ
lục, thất phẩm trở lên ; bàn thờ bên tả dành cho những
người đỗ Tiểu khoa (Tú-tài) hoặc làm quan bát, cửu phẩm.
- Văn
Miếu Hà-nội :
Năm
1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu đầu tiên ở phía
nam thành Thăng-long, đặt tượng Chu công, Khổng Tử, Tứ phối
(Nhan Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử, Tử Tư), vẽ hình 72 người
học trò giỏi của Khổng Tử để thờ.
Năm
1076, Lý Nhân Tông cho xây Quốc tử giám ở cạnh Văn
Miếu làm chỗ cho các Hoàng tử và con đại thần đến học.
Về sau mở rộng cho cả những con em nhà thường dân, người
nào tuấn tú, cũng được vào học.
Năm
1483-4, Lê Thánh Tông cho xây điện Ðại thành, điện Canh phục,
đông tây Giải vũ, kho chứa ván in sách, kho chứa đồ té
lễ, xây nhà Minh luân giảng đường, mở nhà Thái học sau
Văn Miếu, hai bên nhà Thái học dựng bia Tiến sĩ, làm 150
gian nhà chứa được 300 sinh viên trọ học.
Năm
1802, Gia-Long sai dỡ Quốc tử giám đem về Phú-xuân dựng,
chỉ để lại các bia Tiến-sĩ, rồi cho xây Khuê Văn Các
đền bù.
|
Văn Miếu Hà Nội - Cổng Đại Thành
|
|
Văn Miếu Hà Nội - Khuê Vân Các
|
|
Văn Miếu Hà Nội - Bàn thờ Khổng Tử
|
|
Văn Miếu Hà Nội - Chu Văn An (1292 - 1370 )
Chu Văn An là người Việt đầu tiên được thờ ở Văn Miếu.
Nổi tiếng cương trực, nghiêm khắc, học trò làm quan to như
Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, tới nhà Thầy vẫn phải sụp
lạy, lầm lỗi là bị Thầy quở trách, quát mắng đuổi ra.
Trần Dụ Tông ham chơi bời, Chu dâng sớ xin chém bẩy nịnh
thần, Dụ Tông không trả lời, ông treo mũ từ quan, về ẩn
ở núi Chí-linh. |